Máy chiếu
Màn hình
Màn hình tương tác
Với một người đam mê nhiếp ảnh hay một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ngoài việc có ống kính máy ảnh phù hợp, kỹ năng chụp ảnh tuyệt vời, được đào tạo bài bản và “con mắt nhiếp ảnh gia” độc đáo còn có một yếu tố đặc biệt quan trọng không thể nào thiếu. Đó chính là màn hình chỉnh sửa ảnh! “Màn hình” được đề cập trong bài viết này là thiết bị bạn đặt trên bàn làm việc để xem, chọn và chỉnh sửa ảnh. Chất lượng của màn hình máy tính đóng vai trò rất quan trọng đối với diện mạo cuối cùng của hình ảnh, nhưng chất lượng có thể có sự thay đổi đáng kể. Nói chung, chúng ta thường xem ảnh trên màn hình camera ngay sau khi chụp ảnh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ tải hình ảnh đã chụp vào máy tính, sau đó chọn hình ảnh chúng tôi muốn giữ và chỉnh sửa trên màn hình lớn. Bạn có từng nghĩ về điều này? Màn hình có thể phản ánh độ phơi sáng và màu sắc của hình ảnh được chỉnh sửa theo cách bạn mong đợi không? Các nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì không làm vậy. Đây là một khía cạnh mà những người đam mê nhiếp ảnh hay bỏ qua. Có bao nhiêu người thực sự để tâm đến các thông số kỹ thuật và độ chính xác màu sắc của màn hình chỉnh sửa ảnh của mình? Câu trả lời thường không khó đoán.
Chất lượng của màn hình không chỉ là về giá trị khi so với ngân sách bỏ ra, mức giá, hình thức, hoặc độ bão hòa mà màn hình có thể hiển thị. Để xác định một màn hình với chất lượng tuyệt vời, người tiêu dùng cần phải nghiên cứu về các thông số kỹ thuật, vật liệu và công nghệ liên quan. Đừng lo nếu bạn không phải là một tín đồ công nghệ. Tìm kiếm một màn hình tốt không khó khăn như bạn tưởng. Chỉ cần nhớ các nguyên tắc sau đây và bạn sẽ không gặp khó khăn khi tìm một màn hình phù hợp cho nhu cầu của mình.
Nếu bạn đang lướt trên một nền tảng thương mại điện tử trực tuyến, hoặc truy cập một cửa hàng bán lẻ điện tử, điều đầu tiên bạn dễ nhận ra là các màn hình có kích thước khác nhau. Các con số 23, 24, 27, 28 và 29 inch dường như sẽ thu hút sự chú ý của bạn. Nhưng những con số này có nghĩa là gì? Những con số này thể hiện kích thước của màn hình máy tính, và thường được đo bằng inch. Kích thước của màn hình là chiều dài chéo của vùng hiển thị, và chuyển từ cm sang inch (1 inch = 2,54 cm). Màn hình máy tính lớn có định dạng rộng là xu hướng hiện nay trên thị trường, (ví dụ: màn hình 27 inch; 16:9). Ngoài việc sở hữu một màn hình rộng hơn, màn hình có định dạng lớn hiển thị được nhiều chi tiết hơn. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia, những người thường xuyên phải thực hiện công việc chỉnh sửa hình ảnh. Ngoài ra, các màn hình này có thể đủ chỗ cho nhiều cửa sổ và thanh công cụ cùng lúc khi sử dụng phần mềm chỉnh sửa như Photoshop, Lightroom, VEGAS và iMovie. Do đó, hiệu quả làm việc có thể được cải thiện.
Để đo kích thước của màn hình, chỉ cần chuyển đổi chiều dài chéo của vùng hiển thị sang inch. Các mẫu màn hình chỉnh sửa ảnh xu hướng hiện nay trên thị trường dành cho nhiếp ảnh gia chủ yếu là màn hình 27 inch với tỷ lệ khung hình 16:9.
Độ phân giải là một yếu tố nữa mà các nhiếp ảnh gia thường hiểu sai khi chọn màn hình chỉnh sửa ảnh. Độ phân giải của màn hình nghĩa là số lượng pixel mà màn hình có thể hiển thị. Bất kỳ hình ảnh, ảnh chụp hoặc văn bản nào mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình đều được tạo thành từ một tập hợp các pixel dày đặc. Đối với các màn hình khác nhau có cùng kích thước, các màn hình có độ phân giải cao hơn (nhiều pixel hơn) có thể hiển thị nhiều chi tiết hơn, hình ảnh chân thực hơn và truyền tải nhiều nội dung hơn.
Độ phân giải nghĩa là số lượng "pixel" có trên màn hình. Màn hình 4K có nghĩa là chiều dài 3840 pixel và chiều rộng 2160 pixel, gấp 4 lần chi tiết của màn hình Full HD.
Kích thước và độ phân giải màn hình là hai yếu tố hoàn toàn khác nhau. Kích thước là nói đến kích thước của màn hình, còn độ phân giải đề cập đến số lượng điểm ảnh được hiển thị. Một quan niệm sai lầm phổ biến là các màn hình lớn hơn có độ phân giải cao hơn. Đáng tiếc là điều này không đúng. Hãy tưởng tượng để so sánh màn hình 25 inch với độ phân giải Full HD (1920×1080) và màn hình 23 inch có độ phân giải 4K (3840×2160). Màn hình 23 inch với độ phân giải 4K (8 triệu pixel hiển thị trên màn hình 23 inch) chắc chắn sẽ hiển thị nhiều chi tiết hơn. Mặc dù màn hình 25 inch lớn hơn nhưng nó có độ phân giải thấp hơn (chỉ có hai triệu pixel hiển thị trên màn hình 25 inch), có nghĩa là hình ảnh được hiển thị sẽ bị pixel hóa. Do đó, một màn hình lớn cũng đòi hỏi độ phân giải cao hơn để thỏa mãn cả hiệu ứng hình ảnh và chất lượng hình ảnh.
Pixel trên inch (PPI), hay mật độ pixel, biểu thị số pixel có trong 1 inch vuông diện tích.
Bạn đã từng gặp tình huống này chưa? Bạn và một người bạn hoặc khách hàng đang thảo luận trong khi xem một bức ảnh trên màn hình, nhưng thấy rằng các màu sắc hiển thị khác nhau tại các góc khác nhau? Hiện tượng này là do góc nhìn hẹp. Đa số các màn hình được sử dụng để xử lý hình ảnh đều có tích hợp một tấm nền IPS. So sánh với các tấm nền TN được sử dụng trong các sản phẩm chủ đạo, hoặc màn hình dùng tấm nền VA, lợi thế lớn nhất của tấm nền IPS là góc nhìn 178° không bị tình trạng thay đổi màu sắc tại các góc nhìn khác nhau. Ngoài ra, các tấm nền IPS có phạm vi màu sắc và độ chính xác cao hơn. Từ góc nhìn của người đam mê nhiếp ảnh và nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, màn hình chỉnh sửa ảnh sử dụng tấm nền IPS là sự lựa chọn đúng đắn.
Lỗ hổng lớn nhất của tấm nền TN là hiện tượng nhái màu từ góc nhìn hẹp. Điều này không phù hợp cho công việc của nhiếp ảnh gia. Tấm nền IPS có góc nhìn rộng 178° và độ chính xác cao, là lựa chọn đầu tiên cho nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Thường có một tùy chọn trong menu máy ảnh để chuyển đổi giữa AdobeRGB và sRGB, và chúng được gọi là không gian màu (color space). Không gian màu còn được gọi là gam màu, phạm vi màu sắc có thể hiển thị. Nói chung, AdobeRGB có phổ màu rộng hơn so với sRGB (35%). Từ góc nhìn của một nhiếp ảnh gia, một màn hình có khả năng hiển thị nhiều màu sắc hơn sẽ là lựa chọn tốt hơn để làm màn hình chỉnh sửa ảnh. Tuy nhiên, ngoài việc chọn AdobeRGB trên camera thì thiết bị đầu ra như màn hình cũng phải hỗ trợ AdobeRGB. Màn hình hỗ trợ AdobeRGB truyền tải thông tin màu sắc chính xác hơn. Gam màu AdobeRGB có thể bao gồm không gian màu CMYK được sử dụng trong in ấn và cho phép người dùng xem trước màu của hình ảnh được in trên màn hình mà không cần in ra thực tế.
AdobeRGB có một gam màu rộng hơn sRGB, và bao gồm màu xanh lam-xanh lá trong gam màu CMYK mà sRGB không có.
Màn hình hỗ trợ AdobeRGB, và đó cũng có thể hiển thị màu sắc phong phú hơn giống như màu sắc trong tự nhiên.
Vì màu sắc có ý nghĩa như vậy đối với các nhiếp ảnh gia nên chúng ta không cần phải lo lắng nếu mua một màn hình IPS, đúng không? Không hẳn thế! Bất kỳ màn hình nào cũng sẽ bị giảm độ sáng và đổi màu sau một thời gian sử dụng. Khi những vấn đề này bị bỏ qua, chúng không chỉ làm mất chất lượng hình ảnh mà còn thể hiện sự thay đổi màu sắc rất lớn khi so sánh với thành phẩm in. Do đó, người dùng được khuyên nên tiến hành hiệu chuẩn màn hình ít nhất là sáu tháng một lần. Thậm chí với một số nhiếp ảnh gia đặt ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt về màu sắc, họ có thể hiệu chuẩn màn hình chỉnh sửa ảnh của mình mỗi tháng để đảm bảo rằng màu sắc hiển thị luôn chính xác.
Có hai loại hiệu chuẩn, là hiệu chuẩn phần mềm và hiệu chuẩn phần cứng. So với hiệu chuẩn phần mềm, thường giới hạn ở việc điều chỉnh giá trị RGB trong card đồ họa, hiệu chuẩn phần cứng sẽ hiệu chuẩn màn hình bằng cách lưu trữ dữ liệu trực tiếp vào 3D-LUT bên trong màn hình. Ưu điểm của hiệu chuẩn phần cứng bao gồm truyền tải màu sắc chính xác hơn và giữ lại số lượng tối đa các bước màu trên màn hình để duy trì độ liên tục màu và ngăn ngừa đường viền.
Hiệu chuẩn màn hình là bước rất quan trọng đối với những người làm việc với hình ảnh, đó là cách duy nhất để đảm bảo rằng các màu được hiển thị luôn chính xác.
Hiệu chuẩn màn hình là một vấn đề cần phải được nghiên cứu. Không phải tất cả những người đam mê nhiếp ảnh hay kể cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều hiểu rõ về vấn đề này. Đừng lo nếu bạn không biết gì về hiệu chuẩn màn hình. Một số màn hình chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp được thiết kế cho mục đích chụp ảnh đã được hiệu chuẩn màu sắc trước khi bán ra thị trường, và một số màn hình được giao kèm với một báo cáo hiệu chuẩn màu, đó là một món quà dành cho các nhiếp ảnh gia không mấy am hiểu về hiệu chuẩn màu sắc. Ngoài ra, người dùng nên mua màn hình chỉnh sửa ảnh có Delta E≤2 khi xét đến thông số độ chính xác màu. Giá trị nhỏ hơn đồng nghĩa với khả năng tái tạo màu sắc trung thực hơn, và điều này rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia, những người rất nhạy cảm với màu sắc.
Các màn hình chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp của BenQ đã được hiệu chuẩn màu trước khi bán ra, và được giao kèm với báo cáo hiệu chuẩn màu.
Nội dung các đoạn trước nói về các tiêu chí cơ bản để chọn một màn hình phù hợp để làm màn hình chỉnh sửa ảnh cho mục đích nhiếp ảnh. Tuy nhiên, có một số tính năng bổ sung mà bạn có thể cần quan tâm. Những tính năng này mang lại các lợi ích bổ sung cho công việc nhiếp ảnh của bạn.
Bạn có thường thấy mình dễ cáu gắt vì không thể nhìn một cách chính xác khi màn hình của bạn được đặt trực tiếp dưới nguồn sáng hoặc khi mặt trời chiếu trực tiếp trên màn hình của bạn? Hiện đã có sẵn tấm chống chói. Giống như một tấm chụp ống kính, một tấm chống chói màn hình sẽ chặn ánh sáng trong môi trường tự nhiên bị phân tán để ngăn chặn ảnh hưởng đến hình ảnh hiển thị trên màn hình và đảm bảo độ sáng và màu sắc phù hợp.
Tấm chống chói sẽ chặn ánh sáng trong môi trường tự nhiên bị phân tán để ngăn không ảnh hưởng đến hình ảnh được hiển thị trên màn hình.
Đối với các nhiếp ảnh gia, người thường phải phóng to hình ảnh để xác nhận chi tiết để chỉnh sửa, màn hình có tính năng điều chỉnh nhanh về độ cao, xoay và quay là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ví dụ, khi cả nhóm cần xem một hình ảnh trên một màn hình duy nhất cùng lúc thì một màn hình có các tính năng điều chỉnh độ cao và xoay nhanh sẽ giúp người dùng điều chỉnh vị trí màn hình tối ưu trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tính năng điều chỉnh xoay cho phép các nhiếp ảnh gia nhanh chóng điều chỉnh màn hình tới vị trí thẳng đứng để có thể tận dụng tối đa toàn bộ màn hình khi chỉnh sửa ảnh chân dung.
Màn hình với tính năng điều chỉnh nhanh về độ cao, xoay và quay để tận dụng tối đa toàn màn hình khi chỉnh sửa ảnh chân dung
Như đã đề cập trước đó, AdobeRGB và sRGB là hai loại gam màu thường được sử dụng nhất cho các nhiếp ảnh gia. Mặc dù AdobeRGB thường là tùy chọn ưu tiên, sRGB thường được sử dụng khi hình ảnh được chỉnh sửa chỉ dành cho đăng trực tuyến. Khi bạn cần xử lý hai hình ảnh được chụp bởi các nhiếp ảnh gia khác nhau và chúng có gam màu khác nhau, một màn hình có khả năng chuyển đổi giữa các gam màu khác nhau sẽ cho phép người dùng xem trước và so sánh ngay lập tức. Điều này sẽ có lợi cho công việc sau đó.
Một màn hình chỉnh sửa ảnh được coi là lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia khi nó có thể hiển thị hình ảnh trong hai model gam màu.
Ngoài việc được trang bị tất cả các tính năng được đề cập trước đây, một màn hình chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp với phím nóng cho phép người dùng thay đổi nhanh chóng các thông số là một điểm cộng. Thời gian là tài sản lớn nhất của nhiếp ảnh gia. Do đó, có phương tiện để điều chỉnh nhanh các thông số thiết lập màn hình hoặc chuyển đổi giữa các chế độ sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc của họ.
Màn hình được trang bị một Hotkey Puck giúp hỗ trợ cho việc chỉnh sửa và cải thiện năng suất.
Những gợi ý nêu trên cung cấp cho những người đam mê nhiếp ảnh và các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp một số lời khuyên và hiểu biết cơ bản về cách chọn ra một chiếc màn hình chỉnh sửa ảnh phù hợp với nhu cầu của mình. Tại thời điểm này, rõ ràng là có nhiều yếu tố mà người tiêu dùng cần xem xét khi chọn một màn hình. Có câu nói rằng, "thành bại nằm ở chi tiết". Mặc dù những bí quyết này không hề mang tính chuyên sâu và phức tạp, song việc dành thời gian để hiểu rõ chúng và chọn ra một chiếc màn hình chỉnh sửa ảnh tốt sẽ giúp tăng gấp đôi hiệu quả làm việc của bạn.