Giá Số lượng

Độ trễ đầu vào (Input Lag) và Hiệu suất của máy chiếu chơi game

BenQ
2020/08/26


Đối với những game thủ chuyên nghiệp, chiến thắng phụ thuộc vào những quyết định xảy ra trong tích tắc. Do đó, họ cần đảm bảo rằng không có gì có thể cản trở quá trình đưa ra quyết định của họ, bao gồm cả thiết bị được sử dụng để chơi game. Từ phụ kiện cho đến phần cứng, các game thủ chuyên nghiệp đã quen với việc tìm kiếm những sản phẩm có hiệu suất cao nhất có thể, và các thiết bị hiển thị cũng không phải ngoại lệ.


Tuy nhiên, đối với những game thủ đang tìm kiếm các trải nghiệm sống động hơn thì việc rời bỏ TV / màn hình truyền thống để chuyển sang sử dụng máy chiếu chơi game trở nên ngày một phổ biến. Với các game thủ này, khi tìm kiếm một chiếc máy chiếu lý tưởng, họ thường dùng chỉ số độ trễ đầu vào (input lag) như một trong những tiêu chí chính để đánh giá hiệu suất làm việc của một máy chiếu.


Nhưng chính xác thì độ trễ đầu vào là gì? Làm cách nào để đo độ trễ đầu vào trên máy chiếu? Làm cách nào bạn có thể giảm độ trễ đầu vào trên máy chiếu của mình? Độ trễ đầu vào có phải là tất cả để đánh giá hiệu suất của một máy chiếu không? Đây là những câu hỏi mà bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.

Độ trễ đầu vào khi chơi game là gì?

Độ trễ đầu vào hay còn gọi là Input Lag hoặc Latency của máy chiếu đề cập đến thời gian từ khi máy chiếu nhận được tín hiệu âm thanh / video từ nguồn (bảng điều khiển) đến khi máy chiếu thực sự chiếu video tương ứng với tín hiệu đó, điều này có thể gây ra những thứ chẳng hạn như thời gian trễ hoặc hình ảnh bị giật. Bởi vì hiện tượng này và việc nó có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng chơi game của bạn, thời gian trễ đầu vào thấp được coi là một trong những điều quan trọng cần chú ý khi xác định xem máy chiếu sẽ tăng cường hay cản trở khả năng chơi game của bạn. Bạn sẽ muốn một chiếc máy chiếu mà có thể ngay lập tức chiếu video mà bảng điều khiển đang truyền tín hiệu đến để chắc chắn rằng những quyết định quan trọng sẽ được đưa ra trong giây lát.

 

Cần lưu ý rằng thời gian trễ đầu vào là một khái niệm khác với thời gian phản hồi (response time). Thời gian phản hồi trong game nhắc đến khoảng thời gian từ khi nhấn nút trên bộ điều khiển đến khi nhân vật thực hiện hành động tương ứng và do đó mà nó có liên quan đến tất cả những phần cứng được sử dụng để chơi game. Trong khi đó, thời gian trễ đầu vào chỉ đề cập đến những bộ phận liên quan đến tín hiệu đầu vào và máy chiếu.

Làm cách nào để đo độ trễ đầu vào trên máy chiếu?


Sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm độ trễ đầu vào, bước tiếp theo là tìm hiểu cách đo độ trễ đầu vào và làm thể nào để áp dụng kiến ​​thức này vào việc chọn máy chiếu chơi game. Đối với hầu hết các máy chiếu chơi game, thời gian trễ đầu vào sẽ được liệt kê trong phần thông số kỹ thuật của sản phẩm bằng đơn vị mili giây (mili giây). Vì vậy, máy chiếu có thời gian trễ đầu vào được ghi là 16 mili giây thì sẽ có khoảng cách 16 mili giây giữa thời điểm tín hiệu từ bảng điều khiển trò chơi được máy chiếu nhận cho đến khi hình ảnh kết quả được trình chiếu trên máy chiếu. Đối với một số người, điều này có vẻ chỉ là một chút thời gian ngắn ngủi, nhưng với những game thủ chuyên nghiệp, đó có thể là vấn đề mang tính sống còn (tất nhiên là theo nghĩa bóng). Các thuật toán được sử dụng để tính toán các giá trị là kết quả của độ phân giải và tốc độ làm mới của máy chiếu, cùng với kỹ thuật của máy chiếu đó. Do đó, hầu hết các thông số kỹ thuật thể hiện thời gian trễ đầu vào cũng sẽ nhắc tới việc các giá trị đó được đo trong điều kiện nào, bao gồm độ phân giải, tốc độ làm mới và bất kỳ chế độ video tương ứng nào được sử dụng, tất cả đều là những điều mà game thủ nên cân nhắc kỹ lượng khi so sánh các loại máy chiếu.

 

 

 

 


Tương tự như vậy, tốc độ làm mới (refresh rate hoặc refresh frequency) cũng là một khái niệm hữu ích được dùng để đánh giá hiệu suất của máy chiếu. Nói một cách chính xác, tốc độ làm mới là tốc độ mà máy chiếu chiếu hình ảnh hoặc khung hình trong trình phát video. Bạn có thể coi nó về cơ bản là tốc độ khung hình của một video được trình chiếu. Trong khi tốc độ khung hình thường được đo bằng số khung hình trên giây (FPS), thì tốc độ làm mới được đo bằng hertz (Hz), nhưng về bản chất cả hai đều khá giống nhau. Vì vậy, nói cách khác, một máy chiếu có tốc độ làm mới 120Hz sẽ chiếu 120 khung hình mỗi giây. Tốc độ làm mới là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu suất của máy chiếu là vì tốc độ làm mới cao hơn, tức là số lượng khung hình được chiếu trên giây nhiều hơn, sẽ đem lại những video có chuyển động rõ ràng hơn, mượt mà hơn và ít mờ hơn. 

Làm cách nào để giảm thiểu hoặc khắc phục độ trễ đầu vào trên máy chiếu?


Với những kiến ​​thức có được về cách đo thời gian trễ đầu vào và cách mà chỉ số này được thể hiện trong thông số kỹ thuật của máy chiếu, bước tiếp theo là làm thế nào để đảm bảo rằng máy chiếu mà bạn mua đạt được thời gian trễ đầu vào như được ghi trong thông số kỹ thuật. Một số lượng lớn các máy chiếu chơi game trên thị trường có cài đặt sẵn chế độ nhanh (fast mode) giúp giảm độ trễ đầu. Chúng tôi khuyên rằng khi mua máy chiếu, game thủ nên kiểm tra kỹ xem liệu sản phẩm họ định mua có tính năng như vậy không và đảm bảo rằng chế độ này đã được kích hoạt trước khi chơi game. Ngoài ra, các game thủ cũng được khuyến khích tăng tốc độ máy chiếu của họ bằng cách tắt các chức năng xử lý hình ảnh bổ sung như keystoning, cân chỉnh tỷ lệ khung hình hay overscanning. Việc này sẽ hỗ trợ cho fast mode và đảm bảo rằng máy chiếu của bạn được hoạt động ở tốc độ nhanh nhất có thể. 

Làm cách nào mà BenQ GameMaestro có thể mang đến cho bạn trải nghiệm chơi game phong phú hơn?


Ngoài những câu hỏi liên quan đến độ trễ đầu vào ở phía trên, vẫn còn rất nhiều những yếu tố khác cần được cân nhắc khi mua máy chiếu chơi game, đặc biệt nếu bạn muốn có những trải nghiệm chơi game sống động đỉnh cao nhất. Những yếu tố này bao gồm độ chính xác của màu sắc, chất lượng hình ảnh tổng thể cũng như khả năng kết xuất các chi tiết của máy chiếu. Tất cả những yếu tố này đều được đen đến bằng bộ tính năng GameMaestroTM của BenQ. GameMaestro kết hợp các tính năng như chế độ video / âm thanh đặc biệt với những điều chỉnh chi tiết được thiết kế đặc biệt cho các tựa game khác nhau cùng với fast mode hiệu suất cao giúp giảm độ trễ đầu vào đến mức thấp nhất.

Huyền thoại về những chiếc máy chiếu 4K 240Hz

Một phụ chú nhỏ cho bài viết này! Các game thủ nên lưu ý hiện nay rất nhiều thương hiệu có những quảng cáo dễ gây hiểu nhầm về máy chiếu vừa có độ phân giải 4K vừa có tốc độ làm mới 240Hz. Những quảng cáo như vậy gây hiểu lầm bởi những chiếc máy chiếu này không thực sự có thể tạo ra hai kết quả như vậy cùng một lúc. Chúng đúng là có khả năng cung cấp độ phân giải 4K, nhưng phần cứng của máy chiếu chỉ có thể đạt được tốc độ làm mới 240Hz khi độ phân giải được hạ xuống ở mức FHD 1080p. Bởi vậy, việc gắn nhãn chất lượng 4K và 240Hz cùng lúc với nhau là một cách thức quảng cáo không chuẩn, dễ gây hiểu sai nhằm thu hút người mua. Một điều khác cần lưu ý là cho đến nay không có một máy chơi game console nào có thể xuất ra nội dung 240Hz, vì vậy việc mua một máy chiếu với khả năng làm mới 240Hz để chơi game sẽ khiến bạn lãng phí tiền mua thêm một tính năng mà có thể sẽ không được dùng đến trong nhiều năm.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Không

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để được cập nhật thông tin mới nhất về các sản phẩm mới, sự kiện sắp diễn ra và lợi ích đặc biệt khác.

Đăng ký
TOP