Giá Số lượng

Máy chiếu chơi Game và Độ trễ đầu vào (Input Lag): Những điều cần biết trước khi mua hàng

BenQ
2020/08/26


Như tất cả các game thủ hạng nặng đều biết, thời gian phản ứng (reaction time) - khả năng phát hiện ngay tức khắc đối thủ hay khả năng phát hiện lập tức những thay đổi trong môi trường xung quanh để phản ứng lại - là vấn đề mang tính sinh tử. Đây cũng là yếu tố chính liên quan đến phần cứng thúc đẩy quyết định mua hàng của phần lớn cộng đồng game thủ. Các sản phẩm đem lại thời gian phản ứng nhanh hơn thường sẽ được quan tâm, trong khi các sản phẩm chậm hơn hoặc gây ra hiện tượng lag sẽ không được ngó ngàng tới. Quy tắc này cũng áp dụng cho các dòng màn hình và máy chiếu dùng để kết nối với các thiết bị game console, để đảm bảo khả năng chinh chiến tối đa.

 

 

 

 


Với việc ngày càng nhiều người sử dụng máy chiếu chơi game hiệu suất cao, game thủ nên tìm kiếm một máy chiếu với hiệu suất thế nào để chơi game mà không cần tới TV? Sau đây là sơ lược về một số thuật ngữ và khái niệm bạn cần biết khi tìm hiểu về máy chiếu chơi game:

Thời gian trễ đầu vào (Latency/ Input Lag Time) là gì?


Thời gian trễ đầu vào (Latency/ Input Lag Time) đề cập đến thời gian từ khi máy chiếu nhận được các tín hiệu âm thanh/ video từ nguồn (bảng điều khiển) đến khi máy chiếu thực sự chiếu video tương ứng với tín hiệu đó. Độ trễ thấp hoặc thời gian trễ đầu vào thấp là một trong những điều quan trọng cần chú ý tới để xác định xem liệu máy chiếu sẽ giúp tăng cường hay cản trở khả năng chơi game của bạn. Bạn sẽ muốn một máy chiếu có thể chiếu ngay video mà bảng điều khiển (console) đang truyền đến để đảm bảo rằng bạn có thể đưa ra những phản ứng chỉ trong vài giây.


LƯU Ý: Không nên nhầm lẫn hai thuật ngữ này với thời gian phản hồi (response time). Trong khi thời gian phản hồi đề cập đến khoảng thời gian từ khi nhấn nút trên bộ điều khiển đến khi nhân vật game thực hiện hành động tương ứng và có liên quan đến tất cả phần cứng xuất hiện trong hệ thống chơi game, thì độ trễ đầu vào chỉ đề cập đến một phần của hệ thống liên quan đến tín hiệu đầu vào và máy chiếu.

Máy chiếu chơi Game BenQ với độ trễ đầu vào cực thấp

Các loại máy chiếu khác

Tốc độ làm mới (Refresh Rate/ Refresh Frequency) là gì?


Tốc độ làm mới hay còn gọi là Refresh Rate hoặc Refresh Frequency là tốc độ mà một máy chiếu có thể chiếu hình ảnh hoặc truyền tải khung hình trong trình phát video. Tốc độ làm mới được đo bằng hertz (Hz) cho biết số chu kỳ hoặc số khung hình được hiển thị mỗi giây. Điều này cũng có nghĩa là máy chiếu với tốc độ làm mới 120Hz sẽ có thể chiếu 120 khung hình mỗi giây. Nói cách khác, tốc độ làm mới của máy chiếu về cơ bản giống với tốc độ khung hình của máy quay video và Hz giống với số khung hình trên giây (FPS). Khi tìm kiếm một máy chiếu, tốc độ làm mới cao hơn có nghĩa là video được chiếu rõ ràng hơn với các chuyển động mượt mà hơn và ít bị mờ hơn, vì một máy chiếu có tốc độ làm mới cao hơn sẽ có khả năng tạo ra nhiều hình ảnh / khung hình hơn mỗi giây. 

Dùng thời gian để đo khung hình


Một yếu tố quan trọng khác để đánh giá hiệu suất của một máy chiếu là khoảng thời gian mà mỗi khung hình được trình chiếu bởi máy chiếu đó. Để làm tính toàn khoảng thời gian này, chỉ cần đảo ngược tốc độ làm mới của máy chiếu (tức là lấy 1 chia cho tốc độ làm mới) và sau đó  đổi số đó thành mili giây; vì vậy, đối với máy chiếu có tốc độ làm mới 120Hz, mỗi khung hình đại diện cho 8,3 mili giây. Cách chuyển đổi này giúp gắn kết cả hai khái niệm được mô tả ở trên với nhau vì nó thể hiện độ trễ đầu vào của máy chiếu (như một yếu tố của tần số làm mới) theo đơn vị thời gian. Do đó, hầu hết các thương hiệu máy chiếu chơi game sử dụng mili giây trong bảng thông số kỹ thuật của họ để thể hiện giá trị độ trễ đầu vào của máy chiếu, khẳng định rằng thời gian là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chơi game.

Tìm hiểu thêm

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Không

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để được cập nhật thông tin mới nhất về các sản phẩm mới, sự kiện sắp diễn ra và lợi ích đặc biệt khác.

Đăng ký
TOP