Giá Số lượng

Làm thế nào để trình chiếu hình ảnh theo cách trung thực nhất? Chìa khóa thành công trong việc phân loại màu HDR trong hậu kỳ

BenQ
2019/06/20

Trong bài viết trước “HDR là gì? Hình ảnh đẹp nhất là khi tương đồng với đời thực nhất”, chúng tôi đã giới thiệu một số kiến thức cơ bản về trào lưu “HDR” trong những năm gần đây. Chúng tôi cũng đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa các chuẩn HDR và các điểm quan trọng cần lưu ý khi quay phim HDR. Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về phim ảnh ở khâu hậu kỳ để hiểu thêm phương pháp tạo ảnh chất lượng tốt với chi tiết hoàn hảo đạt các tiêu chuẩn HDR.

Tác giả đang thao tác chỉnh sửa và hậu kì màu sắc

Chúng ta sẽ bắt đầu từ việc điều chỉnh màu trong phần hậu kỳ, phân tích những gì chúng ta cần để thực hiện việc chỉnh màu HDR, điểm khác biệt giữa điều chỉnh màu truyền thống, quy trình điều chỉnh màu cơ bản, và thiết bị hiển thị phục vụ công việc. Tất cả các bước và góc nhìn nhận vấn đề của bạn sẽ ảnh hưởng cách thức hình ảnh được trình bày trên màn hình hiển thị.

Vì sao lại cần điều chỉnh màu? Điểm khác biệt giữa điều chỉnh màu kiểu truyền thống và kiểu HDR?
Ảnh HDR

Chìa khóa của công nghệ HDR là “phản ánh hiện thực những gì mà mắt người nhìn thấy”.

Điều chỉnh màu là bước quan trọng trong quá trình sản xuất phim. Ngay cả với sự phát triển của camera, hình ảnh ghi lại vẫn có điểm khác so với những gì mắt người nhìn thấy. Vì thế, chúng ta cần thực hiện quá trình điều chỉnh màu trong lúc hậu kỳ để thiết lập màu sắc, độ sáng và một số chi tiết khác, như sửa lỗi chuyển màu và phơi sáng. Quá trình này có thể làm nổi bật hình ảnh phim; thông qua nhiều sự thay đổi giữa nhiệt màu ấm và lạnh, điều chỉnh màu còn giúp bộ phim thêm phần nghệ thuật hơn.

Khi chúng ta xử lý video HDR với quá trình điều chỉnh màu trong khâu hậu kỳ, nhiều chi tiết ảnh ở phần nổi và phần bóng đổ sẽ được hiện ra, toàn bộ chi tiết từ thước phim gốc sẽ được trình bày và tái tạo những gì mắt người nhìn thấy theo cách trung thực nhất. (Tuy nhiên, đôi khi tùy theo ý đồ của đạo diễn hay nhà làm phim, HDR có thể được tùy chỉnh để mang lại màu sắc sống động hơn hoặc nhiều phong cách khác nhau, không nhất thiết phải theo nguyên tắc “phản ánh hiện thực những gì mà mắt người nhìn thấy”)

Thiết bị và quy trình điều chỉnh màu HDR hậu kỳ
Một bộ thiết bị điều chỉnh màu đi kèm với phần mềm điều chỉnh màu và màn hình đồ họa đạt chuẩn

Nhiều nghệ nhân màu sử dụng phần mềm DaVinci Resolve Studio để điều chỉnh màu HDR. Nó có thể được sử dụng để nạp vật liệu, thiết lập không gian màu, hay phục hồi màu và độ sáng của video. Đồng thời, màn hình HDR cho việc chỉnh màu là cần thiết để có thể thấy hình ảnh đang hiển thị; dựa trên những yêu cầu khác nhau về điều chỉnh màu và thiết bị hiển thị sử dụng mà quy trình điều chỉnh màu có thể khác nhau.

Trong quá trình xử lý điều chỉnh màu, nghệ nhân màu sử dụng biểu đồ sóng tích hợp của DaVinci Resolve Studio để chọn mức sóng dựa trên định dạng xuất và giam1 sát hình ảnh đang được điều chỉnh. Độ sáng tối đa mà nghệ nhân màu thiết lập sẽ không vượt quá độ sáng tối đa của màn hình hiển thị. Họ cũng tránh tạo ra độ nhiễu trong quá trình điều chỉnh màu.

Trong số chuẩn HDR hiện nay, Dolby Vision và HDR 10 kế thừa biểu đồ cong PQ thay cho biểu đồ cong gamma vốn được sử dụng trong các video SDR truyền thống. Biểu đồ cong PQ giả lập việc mắt người cực nhạy với chi tiết ảnh trong vùng tối thay vì vùng sáng trong môi trường sáng, và cung cấp hàm truyền từ electron sang quang học (EOTF) mới, thiết lập độ sáng tối đa ở mức 10,000 nits phù hợp hơn cho quá trình điều chỉnh màu HDR.

Những điểm quan trọng nào cần lưu ý khi điều chỉnh màu HDR trong lúc hậu kỳ?
So sánh hình ảnh HDR trước và sau khi điều chỉnh màu (Trước / Sau)

HDR tạo ra nhiều chi tiết ảnh kể từ khi nó có nhiều dải nhạy sáng hơn, vì thế việc điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của ảnh cần được lưu tâm nhiều hơn.
Nhìn chung, quá trình điều chỉnh màu cho video HDR khá giống với phương pháp truyền thống, nhưng có một vài lưu ý:

1. Đặt việc phân phối tín hiệu trên các mức độ sáng lên hàng đầu

Khi xử lý video SDR truyền thống, chúng ta thường quan với dải nhạy sáng đặc thù; đó là thông tin tham khảo và cố định mà chúng ta có thể tuân thủ. Tuy nhiên, khi xử lý ảnh HDR, chúng ta sẽ phải làm việc với dải nhạy sáng đã rộng hơn trước đây, chúng ta có thể xem xét cách thiết lập tín hiệu đi vào dãy phù hợp trong phần mềm điều chỉnh. Ví dụ, chúng ta có nên trình chiếu hình ảnh trong dải độ sáng và độ tương phản truyền thống, hay chúng ta có thể điều chỉnh tỷ lệ, vượt hẳn dải truyền thống?

2. Điều chỉnh độ sáng để tạo tương phản

Dải nhạy sáng động của video HDR rất rộng so với video truyền thống, do đó có nhiều chi tiết ảnh mà chúng ta cần phải xử lý cẩn thận. Ví dụ, một nguồn sáng trắng và một tờ giấy trắng phản chiếu trong cùng một video cần đến sự để tâm đặc biệt. Thông qua mắt nhìn, chúng ta sẽ thấy nguồn sáng trắng sáng hơn rất nhiều so với tờ giấy trắng, nhưng trong video SDR thì chúng nhìn khá giống nhau. Tuy nhiên trong video HDR, chúng ta có thể thấy sự khác biệt về các cấp độ sáng giữa nguồn sáng và tờ giấy. Tuy vậy, chúng ta vẫ không thể để nguồn sáng “nổi bật” hơn vật thể trong hình ảnh vì đó sẽ làm phân tâm khán giả theo dõi.

3. Giải quyết nguồn sáng “thiếu tự nhiên”

Một điểm quan trọng cần lưu tâm khi chỉnh màu cho video HDR là giải quyết vấn đề nguồn sáng thiếu tự nhiên. Ví dụ, một ánh sáng lóe trong khung cảnh có thể không lộ quá rõ trên video SDR nhưng với HDR thì có. Nguồn sáng nhân tạo được sử dụng khi quay cảnh thiên nhiên hay cảnh tối có thể lộ rõ trong video HDR. Cách xử lý tốt nhất là tránh những hiện tượng kể trên khi quay phim. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra, bạn sẽ phải cần đến nghệ nhân màu để xử lý chúng trong quá trình hậu kỳ.

4. Chi tiết quá cũng không tốt

Kể từ khi HDR sinh ra để giúp hình ảnh rõ ràng hơn, phần chi tiết ảnh sẽ là thứ cần được xử lý. Ví dụ như chi tiết cây cỏ, làn da trên khuôn mặt người, hay các cấp bậc màu mây trời—HDR có thể trưng ra nhiều cung bậc độ sáng và màu sắc rõ nét hơn trước. Nhưng, đôi khi nghệ nhân màu sẽ cần xử lý chúng một chút để sắc nét hơn, như trộn các video clip khác nhau cho phép vật thể ở tiền cảnh và hậu cảnh được rõ ràng và dễ nhận biết.

Gamut màu cho điều chỉnh màu HDR lúc hậu kỳ: Rec. 709, DCI-P3, Rec. 2020
Biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa Rec. 709, DCI-P3, and Rec. 2020

Gamut màu là thuật ngữ mà chúng ta sử dụng để mô tả dải màu mà mắt người có thể nhìn thấy trên màn hình. Các màn hình thời nay đã thừa hưởng công nghệ Wide Color Gamut để gia tăng độ thuần khiết của màu và mở rộng sang không gian màu. Rec. 709 là tiêu chuẩn phổ biến dành cho HDTV hiện đại và không gian màu rộng hơn DCI-P3 là tiêu chuẩn dành cho máy chiếu điện ảnh kỹ thuật số.

Dựa trên UHD Premium, bộ tiêu chuẩn do Liên minh UHD (UHD Alliance) phát hành, độ sáng của của màn hình HDR có thể đạt đến 1,000 nits và không gian màu có thể thiết lập đến Rec. 2020 (BT. 2020). Tuy nhiên, do giới hạn về mặt công nghệ, không gian màu rộng nhất mà TV HDR có thể đạt được là DCI-P3. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục phát triển màn hình có thể đạt không gian màu Rec. 2020.

Vì vậy, không gian màu dùng trong việc điều chỉnh màu hiện nay vẫn là DCI-P3 hoặc Rec. 709. Màn hình HDR sử dụng cho việc điều chỉnh màu có thể phủ hết cả hai không gian màu nói trên để hiển thị chính xác ảnh gốc để xử lý.

Liệu điều chỉnh màu trong lúc hậu kỳ sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiển thị và trình chiếu của ảnh HDR?
So sánh ảnh HDR trên TV HDR và máy chiếu HDR. (Máy chiếu / TV)

Trong quá khứ, khi khán giả xem video SDR, họ thường thấy hình ảnh ở những độ sáng và màu sắc khác nhau trên từng thiết bị hiển thị khác nhau. Với công nghệ HDR, With HDR technology, miễn là quá trình quay phim và điều chỉnh màu được xử lý theo đúng chuẩn HDR, và màn hình có hỗ trợ chuẩn HDR 10 hay Dolby Vision, màn hình sẽ đọc siêu dữ liệu bên trong tín hiệu truyền và tự động điều chỉnh màn hình để hiển thị hình ảnh chất lượng tốt nhất.

Do đó, việc điều chỉnh màu là không thực sự cần thiết trên nhiều màn hình khác nhau. Tuy nhiên, cùng một video nhưng nó có thể có nhiều hiệu ứng khác nhau khi hiển thị trên TV HDR hay máy chiếu HDR. Nhìn chung, máy chiếu tại gia, do nhiều hạn chế về phần cứng, độ sáng tối đa của nó không thể đạt 1,000 nits; thay vào đó, nó có thể xuất nhiều chi tiết ảnh trong vùng bóng đổ hơn.

Ngoài quá trình xử lý ảnh nói trên trong phần hậu kỳ, màn hình HDR và môi trường sử dụng cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh tiếp nhận. TV HDR và máy chiếu HDR, chúng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, nhưng cả hai đều cho phép khán giả có thể xem được hình ảnh được trình bày một cách chân thực nhất.

Bạn cũng có thể muốn tìm hiểu thêm...

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Không

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để được cập nhật thông tin mới nhất về các sản phẩm mới, sự kiện sắp diễn ra và lợi ích đặc biệt khác.

Đăng ký
TOP