Giá Số lượng

ANSI, Nguồn sáng và LED? Các đơn vị đo độ sáng khác nhau

2021/07/25

Với sự phổ biến của máy chiếu di động và máy chiếu pico như hiện nay, khả năng máy chiếu tạo ra hình ảnh hiển thị rõ ràng khi di chuyển từ phòng tối sang ngoài trời sáng là điều tối quan trọng. Do đó, một trong những thông số kỹ thuật chính người tiêu dùng cần tìm hiểu khi mua sắm các loại máy chiếu chính là thông số về độ sáng của chúng. Nhưng đối với ngay cả những người tiêu dùng thông thạo nhất, việc hiểu rõ các chỉ số về độ sáng cũng không phải là điều dễ dàng, thông số độ sáng giữa các kiểu máy khác nhau cũng sẽ khác nhau, và thương hiệu khác nhau cũng sử dụng các cách khác nhau để biểu thị độ sáng của máy chiếu.

Máy chiếu BenQ được dán nhãn với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về độ sáng, chẳng hạn như ANSI.

  

Nhiều người trong chúng ta có thể đã gặp phải tình huống sau: Máy chiếu A quảng cáo giá trị độ sáng 1.000 lumen ANSI, trong khi Máy chiếu B có giá cả tương đương liệt kê chỉ số độ sáng của chúng ở mức 2.400 lumen LED. Vậy liệu có phải máy chiếu B sẽ có chất lượng tốt hơn? Vậy sự khác biệt giữa các đơn vị lumen khác nhau như thế nào, ví dụ như các đơn vị được sử dụng trong ví dụ của chúng tôi (ANSI và LED)? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách các máy chiếu khác nhau quảng cáo về chỉ số độ sáng của chúng, từ đó giúp bạn có được quyết định sáng suốt hơn khi mua máy chiếu.

Các đơn vị đo chính về độ sáng của máy chiếu là gì?

Đới với các máy chiếu trên thị trường, các thước đo độ sáng được sử dụng phổ biến nhất là độ sáng ANSI, độ sáng nguồn sáng và độ sáng đèn LED. Mặc dù mỗi phương pháp sử dụng lumen - đơn vị độ sáng tiêu chuẩn trong lĩnh vực quang học - làm đơn vị đo lường cơ bản, nhưng về bản chất các cách đo độ sáng này đều khác nhau.

  

Máy chiếu BenQ được dán nhãn với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về độ sáng, ví dụ như ANSI.
Độ sáng ANSI

ANSI là đơn vị đo độ sáng của ánh sáng từ máy chiếu theo định nghĩa của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI). Nó thường được đo bằng cách lấy một số giá trị độ sáng (tính bằng lumen) từ các điểm khác nhau trên màn hình trắng của máy chiếu tại một khoảng cách và lấy giá trị trung bình của chúng để xác định giá trị.

Độ sáng Nguồn sáng

Độ sáng nguồn sáng, giống như tên gọi của nó, là độ sáng đo được từ nguồn sáng của máy chiếu, tùy thuộc vào từng loại máy chiếu khác nhau, có thể là đèn thường, đèn LED hoặc laser. Độ sáng nguồn sáng khác với độ sáng ANSI ở chỗ độ sáng ANSI đo lường độ sáng của ánh sáng được chiếu bởi máy chiếu (nghĩa là ánh sáng đã trải qua quá trình hình ảnh của máy chiếu), trong khi độ sáng nguồn sáng đo độ sáng của nó trực tiếp từ chính nguồn sáng trước khi nó được chuyển đổi thành hình ảnh bởi các thành phần khác của máy chiếu.

Độ sáng LED

Độ sáng LED là đơn vị đo độ sáng được một số nhà sản xuất máy chiếu LED sử dụng có tính đến hiệu ứng được gọi là hiệu ứng Helmholtz – Kohlrausch (HK). Hiệu ứng HK đề cập đến hiện tượng mà mắt người xem tiếp nhận các màu sắc có độ bão hòa cao hơn thực tế. Về mặt khách quan, với hiệu ứng HK, độ sáng của đèn LED cải thiện hiệu suất màu được hiển thị.

Bóng đèn

Hiệu ứng Helmholtz-Kohlrausch (HK)

Hiệu ứng HK là hiện tượng, chủ yếu được quan sát bằng đèn màu, theo đó mắt người xem tiếp nhận các màu có độ bão hòa cao và sáng nhiều hơn các màu ít bão hòa hơn. Do đó, máy chiếu có màu sắc tinh khiết hơn sẽ tạo ra cho người xem những hình ảnh sáng hơn.

Màu sắc hiệu ứng Helmholtz-Kohlrausch (HK)
Hiệu ứng Helmholtz-Kohlrausch (HK) độ sáng

So sánh các đơn vị đo độ sáng

Với các đơn vị đo không nhất quán được sử dụng trong việc quảng cáo sản phẩm, chúng ta cần hiểu chúng như thế nào và chúng liên quan với nhau như thế nào? Việc đầu tiên, chúng ta cần thừa nhận rằng độ sáng ANSI cho đến nay là giá trị đo độ sáng nhất quán và đáng tin cậy nhất được sử dụng, vì đơn vị này là thước đo tiêu chuẩn được một tổ chức quốc tế công nhận. Từ đó, chúng ta có thể thảo luận về các đơn vị đo độ sáng khác liên quan đến độ sáng ANSI để biết cách chúng được tính toán và để hiểu sâu hơn về các đơn vị đo này.

Bóng đèn
Quảng cáo độ sáng/Lumen: Chủ đích gây hiểu lầm cho người tiêu dùng

Đối với nhiều người tiêu dùng, một máy chiếu với khả năng chiếu sáng tốt hơn đồng nghĩa với việc có giá trị chỉ số chiếu sáng cao hơn. Một số thương hiệu lôi kéo những người tiêu dùng bằng cách cố ý sử dụng giá trị độ sáng cao mà không phân biệt loại đơn vị độ sáng (ANSI, nguồn sáng hoặc LED) mà họ đang sử dụng. Điều này có thể khiến người tiêu dùng có cảm giác chỉ số của ánh sáng của máy chiếu đang bị thổi phồng, từ đó khiến họ hiểu sai về chất lượng ánh sáng của máy chiếu. Trong những tình huống này, chúng tôi khuyến nghị người tiêu dùng nên hiểu rõ về loại đơn vị độ sáng mà thương hiệu máy chiếu đang sử dụng, cũng như tìm chọn mua máy chiếu tại những thương hiệu lâu năm và có uy tín.

Độ sáng nguồn sáng so với Độ sáng ANSI

Giá trị đơn vị đo độ sáng của nguồn sáng luôn cao hơn giá trị đơn vị đo độ sáng ANSI. Điều này là do cách tính toán độ sáng nguồn sáng khác biệt nhiều so với cách tính toán ANSI, chúng không bị ảnh hưởng đến bất kỳ sự mất độ sáng nào xảy ra trong quá trình hiển thị ảnh của máy chiếu. Các con số do đó không bị ảnh hưởng bởi các hiệu ứng giảm phát gây ra bởi hoạt động bên trong của máy chiếu (ví dụ: phần trăm giảm do bánh xe màu gây ra). Do đó, giá trị độ sáng nguồn sáng của máy chiếu có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị độ sáng ANSI.

Đơn vị đo độ sáng ANSI

Độ sáng ANSI = (L1+L2+L3+L4+L5+L6+L7+L8+L9)/9 (lux) x A (m^2)

A (Area) = W * H (m^2)

Đơn vị đo độ sáng ANSI

*Lưu ý: L10, L11, L12, L13 nằm ở vị trí 10% khoảng cách từ góc của chính nó đến L5.

Được quy định trong ANSI IT7.228-1997.

Độ sáng LED so với Độ sáng ANSI

Về mặt so sánh các con số, giá trị độ sáng LED của máy chiếu cũng luôn cao hơn độ sáng ANSI. Điều này là do, như đã thảo luận trước đó, các phép đo độ sáng của đèn LED tìm cách kết hợp độ sáng bổ sung do hiệu ứng HK.

Làm thế nào để chuyển đổi ANSI lumens và LED lumens?

Dựa trên các nghiên cứu khác nhau, người ta đã khẳng định rằng hiệu ứng HK có thể làm tăng độ sáng từ 1.3 đến 2.4 lần so với độ sáng ANSI đo được của máy chiếu. Điều này có nghĩa là, tùy thuộc vào cách họ đánh giá độ mạnh của hiệu ứng HK, một thương hiệu có thể quảng cáo độ sáng đèn LED của máy chiếu bằng cách nhân độ sáng ANSI đo được của nó với hệ số từ 1.3 đến 2.4.

ANSI: Tiêu chuẩn vàng cho các đơn vị đo độ sáng

Máy chiếu BenQ được dán nhãn với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về độ sáng, ví dụ như ANSI.

Đối với các thương hiệu đang cố gắng quảng cáo máy chiếu của họ, sử dụng đơn vị độ sáng nguồn sáng hoặc độ sáng LED để quảng cáo sẽ giúp máy chiếu của họ trở nên hấp dẫn hơn nhiều so với độ sáng ANSI. Nhưng liệu người tiêu dùng có nên tin tưởng vào các thông số như vậy không?

Về độ sáng của nguồn sáng, các chỉ số cao không chắc có thể truyền đạt chính xác độ sáng của hình ảnh được chiếu. Tùy thuộc vào kỹ thuật của máy chiếu, hình ảnh hiển thị có thể tối hơn đáng kể so với thông số độ sáng mà người tiêu dùng kỳ vọng.

Với thông số độ sáng của đèn LED, ngay cả trong các nghiên cứu đã đề cập ở trên, việc định lượng hiệu ứng HK là việc mang tính chủ quan cao. Việc chọn nhân giá trị độ sáng ANSI với 2.4 thay vì 1.3 để có được độ sáng của đèn LED có thể hoàn toàn tuỳ theo chủ ý và không nhất thiết phải chính xác.

Cuối cùng, đơn vị đo độ sáng mà người tiêu dùng có thể tin tưởng khi quyết định mua máy chiếu chính là độ sáng ANSI. Điều này là do ngoài việc là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, đây là phép đo đơn giản nhất không có sai số nào được đề cập ở trên.

Bài viết liên quan

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Không

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để được cập nhật thông tin mới nhất về các sản phẩm mới, sự kiện sắp diễn ra và lợi ích đặc biệt khác.

Đăng ký
TOP